Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp làm sạch cổ họng hoặc đẩy dị vật ra bên ngoài tuy nhiên ho cũng là triệu chứng của những bệnh lý nguy hiểm không thể xem thường.
-
Ho là gì?
Ho là một phản xạ phổ biến giúp làm sạch cổ họng hoặc để tống dị vật ra ngoài. Ho hắng giọng thường là hành vi chủ động, do đó cần phân biệt với ho do nguyên nhân bệnh lý. Ho kéo dài dưới 3 tuần là ho cấp tính. Hầu hết tình trạng này sẽ ngừng hoặc cải thiện đáng kể trong vòng 2 tuần. Nếu kéo dài từ 3-8 tuần và có cải thiện vào thời gian cuối thì được gọi là ho bán cấp. Trường hợp kéo dài dai dẳng hơn 8 tuần được xem là ho mạn tính
Ho là gì?
-
Kẹo Ngậm Ho:
Kẹo ngâm ho là sản phẩm thực phẩm chức năng chỉ hỗ trợ điều không phải thuốc điều trị, được dùng để giảm ho, hỗ trợ điều trị ho, ngăn ngừa nguy cơ bị ho và tái phát ho, khản tiếng do ho kéo dài.
Kẹo ngậm ho Có hình dạng viên tròn ngậm, nhai, khuyến cáo không nên nuốt, giúp giải tỏa street trong khi làm việc, láy xe, di chuyển đoàn đường dài, giảm đau họng cho nhưng người thường xuyên thuyết trình hoặc giản dạy.
Mùi vị của kẹo ngậm ho rất dễ dùng thơm ngon tròn vị từ các nguyên liệu nhập khẩu từ Đức và những nguyên liệu chọn lọc theo phương pháp y học cổ truyển kết hợp tinh tế cùng đường Isomalt dành riêng cho người tiểu đường, mang đến hương vị ngọt ngào, hương thơm ngây ngất từ thảo dược.
-
Triệu chứng
Ho không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Một số dấu hiệu và triệu chứng đi kèm với tình trạng này bao gồm
-
Sốt
biểu hiện sốt khi bị ho
-
Ớn lạnh
-
Nhức mỏi cơ thể
-
Viêm họng
-
Buồn nôn hoặc nôn
-
Đau đầu
-
Đổ mồ hôi đêm
-
Sổ mũi
Trong hầu hết các trường hợp thì tình trạng này sẽ hết trong vòng 1 đến 2 tuần tuy nhiên nếu kéo dài hơn và kèm theo một số triệu chứng như sau:
-
Sốt
-
Đau ngực
-
Buồn ngủ
-
Mất tỉnh táo
Nên đi khám bác sỹ ngay, trong trường hợp Ho ra máu hoặc khó thở phải đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời.
-
Nguyên nhân
-
Dị vật hoặc tác nhân kích ứng
Dị vật hoặc tác nhân kích ứng gây ho
Ho là một cách để làm sạch cổ họng hoặc tống dị vật ra khỏi cổ họng, khi đường thở bị tắt nghẽn bởi chất nhầy hoặc khói bụi, giúp hô hấp dễ dàng hơn, tuy nhiên tình trang này sẽ có khả năng gia tăng nhiều hơn nếu cổ họng tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng.
-
Virus và vi khuẩn
Nguyên nhân phổ biến nhất là do nhiễm trùng đường hô hấp từ các chứng như cảm lạnh hoặc cảm cúm, có thể kéo dài từ vài ngày đến 1 tuần, có khả năng phải sử dụng thuốc kháng sinh để giảm triệu chứng và hỗ trợ phục hồi.
Virus và vi khuẩn gây ho
-
Hút thuốc
Hút thuốc là nguyên nhân khá phổ biến ở Nam giới gây ra bệnh ho mạn tính kéo dài từ 8 tuần trở lên và có nhiều triệu chứng từ nhẹ đến nặng có thể ho ra máu hoặc ung thư phổi.
hút thuốc là nguyên nhân gây ho
-
Hen suyễn
Trẻ bị ho có thể do hen suyễn, chứng biểu hiện là ho khò khè đặc biệt nên rất dễ xác định.
ho do hen suyễn
-
Thuốc
Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây ho tuy nhiên rất hiếm gặp như thuốc ức chế men chuyển Angiotensin ( ACE ) thường được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp và bệnh tim mạch tuy nhiên tình trạng này sẽ hết ngay sau khi ngừng sử dụng thuốc.
Thuốc có tác dụng phu gây ho
Ngoài ra một số tổn thương sau cũng có thể là nguyên nhân gây ho:
-
Tổn thương dây thanh quản
Tổn thương dây thanh quản
-
Hội chứng gây chảy dịch mũi sau
Chảy mũi sau gây ho
-
Các bệnh nhiểm trùng do vi khuẩn như viêm phổi, ho gà và viêm thanh khí phế quản cấp ( bệnh Group )
Viêm phế quản gây ho
-
Các vấn đề sức khỏe ghiêm trọng hơn như thuyên tắc mạch phổi và suy tim.
Tắt mạch phổi, suy tim gây ho
-
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ( Gerd )
Ho do trào ngược dạ dầy
-
Chẩn đoán và điệu trị
Các thông tin chẩn đoán và điều trị chỉ mạng tính chất tham khảo không phải là liệu pháp điều trị áp dụng phù hợp cho mọi người cho nên cần phải đến thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt, tránh các tình trạng diển biến nặng khi phát hiện muộn.
4.1 Những kỹ thuật giúp chẩn đoán bệnh ho
Đăt câu hỏi dựa vào thời gian diễn biến bệnh để xác định bệnh, các dấu hiệu nhận biết và triệu chứng kèm theo hoặc sẽ giảm khi làm các hành động chuyên môn tác động lên bệnh nhân có thể làm thêm xét nghiệm để nâng cao hiệu quả chẩn đoán.
4.2 Những nguyên liệu giúp trị ho hiệu quả và phòng ngừa
4.2.1 Những phương pháp điều trị ho:
-
Thông thường nếu ho do nhiễm virus sẽ có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nếu làm ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày hoặc trở nặng có thể sư dụng một số thuốc ức chế cơn ho như : Pholcodine, Dextromethorphan và thuốc kháng sinh Histamin.
-
Nếu ho có đờm người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc long đờm, trường hợp nhiễm trùng bác sỹ có thể chỉ định thêm thuốc kháng sinh.
-
Nếu trong trường hợp bệnh ho không quá nặng có đờm hoặc không có đờm có thể áp dụng phương pháp Ngậm kẹo trị ho có nhiều loại trên thị trường hiện nay như Kumger, Eugica, Strepsils…Tuy nhiên đặc biệt ở Kumger có chứa nhiều thành phần nguyên liệu giúp giảm ho long đờm kèo dài rất hữu hiệu như: Xạ can, Cao lá thường xuân, tinh dầu sả chanh, tinh dầu tràm, tinh dầu bạc hà đặc biệt là sử dụng đường Isomalt là loại đường ăn kiêng dành riêng cho người tiểu đường nhưng hương vị vẫn không thay đổi.
4.2.2 Các biện pháp phòng ngừa bệnh ho:
-
Ngừng hút thuốc
Hút thuốc là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý ho mạn tính, sau khi cai thuốc triệu chứng ho vẫn tiếp diễn ít nhất 3 tháng vì cơ thể cần thời gian thải độc cho đường hô hấp.
-
Thay đổi chế độ ăn uống:
Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh có nhiều chất xơ, uống thêm sữa đậu nành vì trong đậu nành có hàm lượng flavonoid, uống nhiều nước giúp làm giảm các triệu chứng hô hấp mạn tính.
-
Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh truyền nhiễm:
Đeo khẩu trang cũng là biện pháp hữu hiệu tránh các tia giọt bắn với tốc độ 1,2m/s, chứa 230 giọt, tầm ảnh hường tối thiểu 2m mang theo rất nhiều loại bệnh truyền nhiểm.
-
Giữ vệ sinh cá nhân:
Luôn giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, sát khuẩn và rửa tay thường xuyên tuyệt đối không sử dụng chung vật dụng vệ sinh cá nhân.
-
Nghỉ ngơi đầy đủ:
Cải thiện chất lượng giấc ngủ giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch, ngăn ngừa virus có hại cho đường hô hấp và sức khỏe, trí não
Sau đây là những dược liệu phổ biến trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về ho, khản tiếng do ho kéo dài, tiêu đờm, kháng viêm… có thể áp dụng tại nhà mang lại hiệu quả cao trong phòng ngừa và điều trị ho.
-
Lá thường xuân:
Lá thường xuân - dây nguyệt quế
Lá thường xuân có tên khoa học là Hedera Helix hoặc Araliaceae, một số tên gọi khác là Dây Nguyệt Quế, cây Vạn Niên, cây Trường Xuân có tác dụng trong y học cổ truyền và hiện đại là điểu trị các chứng viêm đường hô hấp cấp tính và mạn tính có kèm theo triệu chứng ho, Trong lá thường xuân có chứa chất glycosid làm giãn cơ phế quản, mát niêm mạc họng, giảm đau, long đờm, thông mũi và làm dịu cơn ho nhanh chóng.
-
Xạ can:
Xạ can - cây rẻ quạt
Xạ can là cây thuộc họ Lay ơn có tên khoa học là Belamcanda sinensis hay cây rẻ quạt, bộ phận thường được dùng làm thuốc là thân, rễ, lá.
Trong xạ can có chứa thành phần isoflavonoids (belamcanda, iridin, irigenin, irisolidinon, irisflorentin, iristectorigenin A, munginin, tectoridin, tectorigenin) và flavonoids (rhamnocitrin), trong đó tectorigenin là hoạt chất được nghiên cứu nhiều nhất có khả năng kháng dị ứng, kháng khuẩn, chống oxy hóa…thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tiêu đàm.
Xạ can thường được dùng để điều trị viêm họng, hầu sưng đau, ho có đờm, hen khó thở, viêm amidan
Lưu ý: không dùng cho phụ nữ có thai.
-
Húng chanh:
rau húng chanh
Rau Húng Chanh tên khoa học là Plectranthus amboinicus ( Coleus aromaticus Benth ) còn có tên gọi khác tần dày lá, rau thơm lùn, rau thơm lông, dương tử tô, rau tần thuộc họ Hoa Môi (Lamiaceae - Labitatae).
Râu Húng Chanh có nguồn gốc từ đảo Maluku indonesia được trồng khắp nơi ở Việt Nam chưá thành phần Codein, ít tinh dầu thơm mùi nhẹ, thành phần chính là carvacrol.
Trong y học cổ truyền Húng Chanh có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, có tác dụng điều trị viêm họng, ho, chữa cảm cúm, ra mồ hôi giải cảm.
-
Lá tràm gió:
lá tràm gió chiết xuất tin dầu tràm
Cây tràm gió có tên khoa học là Melaleuca cajuputi Powell (M. minor Sm.) thuộc họ thuộc họ Sim (Myrtaceae) được tìm thấy tại châu Úc và các khu vực nhiệt đới khác trên toàn thế giới.
Lá tràm gió có chưa các thành phần dược chất như: Cineol là cấu tử chính, Flavonoid, Tanin, Beta-Sitosterol.
Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của các hoạt chất có trong lá Tràm Gió cho thấy tin dầu Tràm có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm.
Trong y học cổ truyển lá Tràm gió có tác dụng điều trị: cảm sốt, sổ mũi, đau nhức, đau dây thần kinh, tiêu chảy, lỵ và bỏng.
-
Gừng:
củ gừng tươi chiết xuất tin dầu rừng
Củ gừng có tên khoa học là Zingiber officinale thuộc họ Zingiberaceae được cho là du nhập từ Ấn Độ, Himalaya hay đông nam Trung Quốc, được các thương gia Ả Rập đưa vào Địa Trung Hải có nguồn gốc một phần từ hệ thực vật mặt đất của khu rừng nhiệt nhiệt đới đất thấp.
Hoạt chất sinh học chính được tìm thấy trong củ gừng sau khi chiết xuất là gingerols và shogaols, rừng có tính oxy hóa.
Những hoạt chất này có tác dụng chống viêm, ho, viêm họng, có đặc tính kháng khuẩn cao, chống nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vius kể cả các bệnh gây ra viêm họng.
Nghiên cứu cho thấy Gừng có thể làm giảm ho đáng kể dựa trên cơ chế kháng viêm, ngăn chặng sản sinh các protein gây đau ngứa, rát cổ họng do viêm. Ngoài ra trong những nghiên cứu khác cho thấy Gừng làm giảm đau Amidan và viêm họng khi kết hợp với các dược liệu khác.
Gừng có tác dụng giảm ho, đau họng nhanh chóng hồi phục do tăng cường hệ miễn dịch.
-
Sử dụng Kẹo Ngậm Ho Kumger
Kẹo ngậm ho kumger hộp 100 viên
Kẹo ngậm ho kumger dạng hộp 100 viên
Kẹo ngậm ho kumger chiết xuất từ Cao lá Thường Xuân, Xạ Can, tin đầu Tràm, tin dầu Xả Chanh giúp bổ phế, hỗ trợ giảm các triệu chứng tăng tiết đờm, ho nhiều, đau rát cổ họng, khản tiếng do ho kéo dài.
Thường dùng cho những người bị hoặc thường xuyên bị ho khan, ho có đờm, ho do cảm lạnh, ho do thay đổi thời tiết, ho do viêm họng, viêm phế quản. Người bị đau rát họng, khản tiếng do ho kéo dài.
Thành phần nguyên liệu của kẹo ngậm hỗ trợ điều trị ho được kết hợp linh hoạt hỗ trợ làm giảm triệu chứng các bệnh lý về ho trên mỗi viên kẹo 2g Kumger chứa: Menthol 6mg, Chiết xuất lá thường xuân 5mg, Chiết xuất xạ can 5mg, Tinh dầu tràm 3mg, Tinh dầu húng chanh 1mg, Tinh dầu gừng 0,5mg.
Đặc biệt: Nguyên liệu cao Lá Thường Xuân và đường Isomalt được nhập khẩu từ Đức đáp cứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về dược liệu do đó sản phẩm này hoàn toàn có thể sử dụng bình thường cho người tiểu đường.
Lưu ý: Kẹo ngậm ho Kumger không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không dùng cho người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của sản phẩm.
Trích dẩn nguồn: