Cao Lá Thường Xuân

  1. Tên khoa học

Thường xuân hay còn gọi là cây Vạn Niên, dây lá nho,  tên khoa học gọi là Hedera helix thuộc họ Araliaceae có nguồn gốc từ châu âu và tây á, là một loại dây leo có thể sống lan theo bề mặt dốc nên thường dùng làm hàng rào hoặc dàng dây leo rất thẩm mỹ, mặt khác cây thường xuân được biết đến với tính năng có thể hấp thụ được các chất hữu cơ dễ bay hơi, hoặc các chất ô nhiễm không khí do máy móc và các thiết bị văn phòng gây ra mặt khác cây thường xuân không cần ánh sáng nhiều nên được dùng làm cây cảnh trong văn phòng thêm xanh, sạch.

Ở Việt Nam lá thường xuân phân bố và sinh trưởng ở Sapa, Lai Châu, độ cao phân bổ từ 1300m trở lên.

Dây thường xuân có thể tái sinh mạnh mẽ sau khi bị chặt, cây ra hoa hằng năm vào mùa xuân và mùa đông.

  1. Cao Lá thường xuân là gì

Là một dược chất được chiết xuất từ lá thường xuân (dịch chiết), là một loại thảo dược được dùng trong đông y lẫn tây y hay các bài thuốc dân gian.

  1. Thành phần

Thành phần hóa dược có trong cao lá thường xuân bao gồm saponin, flavonoid và rutin, bộ phân được sử dụng chiết xuất là rễ, lá, hoa, quả.

Saponin (chiếm khoảng 4 – 5%): Hederasaponin B, Hederasaponin C, Hederasaponin D là 3 saponin chính và một lượng nhỏ α-hederin. Trong đó α-hederin có vai trò quan trọng trong hiệu quả long đờm (tăng tiết dịch ở phế nang, làm loãng đờm), giảm co thắt phế quản. Từ đó làm dịu cơn ho. Chất Hederasaponin C khi vào cơ thể được chuyển hóa thành α-hederin và tạo tác dụng tương tự.

Ngoài ra, còn có các thành phần khác: Flavonoid, alkaloid, chất béo, dẫn xuất của acid phenolic.

  1. Tác dụng

Có vị đắng, cay, tính mát, có tác dụng khu phong, lợi thấp, bình can, giải độc, hoạt huyết, tiêu sưng.

Cao lá thường xuân có khả năng điều trị viêm đường hô hấp cấp tính và mãn tính có kèm triệu chứng ho. Nhiều nghiên cứu cho thấy dịch chiết từ lá thường xuân này có hiệu quả cao trong điều trị viêm đường hô hấp cấp tính và mãn tính có kèm theo triệu chứng ho.

Trong lá thường xuân cũng có chứa glycosid, một hoạt chất giúp làm giãn cơ trơn phế quản, mát niêm mạc họng, giảm đau, long đờm, thông mũi và làm dịu cơn ho nhanh chóng.

Ngoài ra, Cao lá thường xuân khô còn có các tác dụng khác như: chống nấm (như chống Candida albicans), chống giun sán (ví dụ chống cestodes, nematodes, trematodes), kháng sinh (kháng Staphylo- cocus aureus), chống động vật nguyên sinh (ví dụ chống trùng Amip và Trichomonas).

Tác dụng điều trị ho của Cao Lá Thường Xuân:

Phần lớn các nghiên cứu đều tập trung vào tác dụng ở đường hô hấp trên của lá Thường xuân. Đặc biệt, lá hữu ích trong việc điều trị bệnh hen suyễn, viêm phế quản, ho ở trẻ em và bệnh COPD – mặc dù cần có bằng chứng mạnh mẽ hơn trước khi được khuyến cáo rộng rãi.

Khi sử dụng một mình hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác như: Anh thảo, cỏ xạ hương… có thể giúp giảm ho trong bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên và cảm lạnh.

Lá Thường xuân trị ho có thể sử dụng tốt cho trẻ em và được xem là khá an toàn. Một nghiên cứu chỉ ra rằng lá mang lại hiệu quả tương đương với acetylcystein - một loại thuốc giảm ho, long đờm.

Trong một nghiên cứu khác trên 5.000 trẻ em bị ho có đờm được uống chiết xuất lá Thường xuân hai lần mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc uống chiết xuất lá đã giúp ích đáng kể. Khoảng 2/3 phụ huynh cho biết họ rất hài lòng với tác dụng trị ho của lá Thường xuân.

6 tác dụng trong dân gian của cao Lá Thường Xuân:

  • Tác dụng chống viêm:

Một trong những lợi ích nổi tiếng của lá thường xuân là khả năng chống viêm nhiễm trong cơ thể, hỗ trợ điều trị các bệnh lý viêm khớp, gout, thấp khớp …

  • Giải độc cơ thể:

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng lá thường xuân giúp gan mật hoạt động tốt hơn, giải phóng độc tố ra khỏi cơ thể hiệu quả.

  • Làm lành da:

Trong nhiều thế kỷ người ta sử dụng lá thường xuân trong việc kháng viêm nhiễm do bỏng trên da, ngoài da và số ít ở vết thương hở, có tác dụng làm giảm sự khó chịu của bệnh vẩy nến, eczema, mụn trứng cá và các bệnh ngoài da khác.

  • Ngăn ngừa sự tắc nghẽn hô hấp:

Cây thường xuân cho thấy hiệu quả trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến hô hấp hen suyễn, long đờm và ngăn ngừa sự tắc nghẽn hô hấp.

  • Phòng chống ung thư:

Lá thường xuân có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự lây lang và phát triển của ung thư, ngăn ngừa đột biến.

  • Chống nhiễm trùng:

Ngoài tính chất kháng khuẩn, cao lá thường xuân còn chứa chất chống ký sinh trùng, giúp loại bỏ giun đường ruột, chống chấy rận.

  1. Cơ chế:

  • Giúp giãn phế quản

Lá thường xuân có tác dụng lên thụ thể β2-adrenergic của cơ trơn phổi. Điều này dẫn đến sự giãn nở của phế quản và cho phép không khí lưu thông nhiều hơn và thở dễ dàng hơn.

  • Giúp làm loãng và long đờm

Lá thường xuân giúp hóa lỏng đờm để chúng trở nên loãng hơn và có thể loại bỏ dễ dàng.

  • Chống co thắt

Nhờ hoạt động của saponin và flavonoid có trong lá thường xuân giúp giảm co thắt phế quản.

  • Chống viêm

Trong các nghiên cứu, EA 575® đã được chứng minh là cung cấp các đặc tính chống viêm do tác động điều tiết lên con đường NF-κB (một con đường gây viêm), cải thiện các triệu chứng liên quan đến rối loạn phế quản viêm mãn tính.

EA 575® là một chiết xuất cụ thể của chuỗi xoắn Hedera được phát triển hơn 65 năm trước bằng cách sử dụng quy trình chiết xuất được cấp bằng sáng chế, khác biệt với các chất chiết xuất từ ​​lá Thường xuân khác và dựa trên nghiên cứu sâu rộng.

  • Hoạt chất chống oxy hóa

Nhờ đặc tính chống oxy hóa, lá thường xuân giúp thải độc và bảo vệ các tế bào khỏi gốc tự do.

  • Chống virus

Nhiều nghiên cứu cho thấy cao khô lá thường xuân có thể kháng virus Enterovirus gây ra bệnh chân tay miệng.

  • Chống dị ứng

Lá thường xuân được chứng mình có hiệu quả trong việc giảm triệu chứng dị ứng và kiểm soát sự bùng phát của dị ứng.

  1. Công dụng

Điều trị đường viêm hô hấp cấp có kèm theo ho

Điều trị triệu chứng của bệnh viêm phế quản mạn tính

  1. Cáo lá thường xuân có trong kẹo ngậm ho Kumger:

Trong 1 viên kẹo ngậm trị ho Kumger 2 gram có chứa 5mg cao lá thường xuân, và nhiều thảo dược khác xạ can, tin dầu gừng, tinh dầu tràm, tinh dầu húng chanh giúp hỗ trợ điều trị ho mãn tính, đau rát họng, khản tiếng do ho kéo dài, bổ phế, hỗ trợ giảm triệu chứng tăng tiết đờm.

  1. Các dạng hình thái Cao Lá Thường Xuân trên thị trường

Cao khô:

dạng bột được dùng trong dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, bánh kẹo, nước giải khát, trà túi lọc, điều trị tay chân miệng

Dịch chiết:

Được dùng làm nguyên liệu trong y học.

Siro Ho Seako:

  • Thành phần:

Cao lá thường xuân 35mg , Tinh dầu tần 0,25mg , Tinh dầu gừng 0,25mg , Tinh dầu tràm 0.25mg , Sorbitol, Sucralose, Aspartame, Natri benzoat, Cremophor RH40, Xanthan gum, Acid citric, tinh dầu chanh, tinh dầu quế, tinh dầu é tía, tinh dầu tắc, màu đỏ Ponceau 4R, Nước RO.

  • Công dụng :

Dịch chiết lá thường xuân có saponin, flavonoid và rutin, đều có tác dụng giãn phế quản và kích thích bài tiết đờm. Hiệu quả và tính an toàn của dịch chiết đã được nhóm BGA chứng minh vào năm 1988.

Rau tần dày lá là một trong những loài cây trị ho hiệu quả lành tính nhờ chứa lượng lớn tinh dầu có chất carvacrol và codein.

Gừng: Trong Y học cổ truyền gừng tươi được gọi là sinh khương là vị thuốc tân ôn giải biểu, có tác dụng hoá đàm, chỉ ho, lợi niệu, giải độc, khử khuẩn.

Ngoài ra, tinh dầu tắc còn hỗ trợ thanh giọng, trị ho, điều vị.

Thanh giọng, hỗ trợ làm ấm đường hô hấp, sát khuẩn đường hô hấp.

 

Kẹo Ngậm Ho:

  • Thành phần: Mỗi viên ngậm 2g chứa: Menthol 6mg, Chiết xuất lá thường xuân 5mg, Chiết xuất xạ can 5mg, Tinh dầu tràm 3mg, Tinh dầu húng chanh 1mg, Tinh dầu gừng 0,5mg.

 

  • Công dụng:

Giúp bổ phế, hỗ trợ giảm các triệu chứng tăng tiết đờm, ho nhiều, đau rát cổ họng, khản tiếng do ho kéo dài.

 

  1. Những lưu ý khi sử dụng Cao Lá Thường Xuân

Là một loại cây trồng trong nhà hoặc ngoài trời, cây Thường xuân có thể gây viêm da tiếp xúc – phát ban dị ứng trên da. Một số các nghiên cứu ghi nhận phản ứng này sau khi cắt tỉa cây Thường xuân.

Một số người báo cáo rằng cây Thường xuân có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn ít và những tác dụng phụ này chưa được nêu chi tiết trong các nghiên cứu gần đây.

Vì có ít thông tin về sự an toàn của cây Thường xuân. Do đó, bạn nên thận trọng khi sử dụng.

Mặc dù một nghiên cứu đã phát hiện uống chiết xuất lá Thường xuân an toàn khi mang thai. Tuy nhiên, vẫn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nếu bạn mang thai hoặc cho con bú.

Hy vọng bài viết trên có thể giúp quý độc giả có được những hiểu biết nhất định về Cao Lá Thường Xuân trong việc điều trị tại nhà, tuy nhiên trước khi sử dụng và điều trị, hỗ trợ điều trị cần có sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ có chuyên môn.

 

  1. Tài liệu tham khảo

wikipedia.org

thuocbietduoc.com

europepmc.org

pubmed.ncbi.nlm.nih.gov

healthline.com

duockhoashop.com

herbalgreen.vn

0931828514
0931828514

Vui lòng chờ